Tin Hot

Phạm Thế Mỹ là ai? Tiểu Sử chi Tiết

Rate this post

Là một trong những nhạc sĩ sáng tác nhạc vàng được nhiều người yêu thích. Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ dành cả đời cống hiến cho nền âm nhạc. Nay dù ông đã đi xa, nhưng những giá trị nghệ thuật ông để lại cho đời vẫn còn mãi, luôn được người đời khắc ghi.

Bạn Đang Xem: Phạm Thế Mỹ là ai? Tiểu Sử chi Tiết

Cuộc đời của Phạm Thế Mỹ

Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ sinh ngày 15/11/1930 mất ngày 16/1/2009. Được sinh ra trong một gia đình trung lưu tại Đập Đá, An Nhơn, Bình Định. Ông là con thứ 11 và trong gia đình có hai người anh trai là nhà văn đó là nhà văn Phạm Văn Ký, nhà văn Phạm Hổ. Thuở nhỏ, nhạc sĩ có niềm mê say với sáo, song không được gia đình ủng hộ. Ông từng học và hoạt động nghệ thuật tại Liên khu 5.

Sự nghiệp của Phạm Thế Mỹ

Vào năm 1950, sáng tác đầu tay của Thế Mỹ ra đời, khi ông đang làm việc tại báo Quân đội Nhân dân, đó là bài “Nắng lên xóm nghèo”.

Xem Thêm : Cách Chụp Ảnh Sản Phẩm Mỹ Phẩm Đẹp Bằng Điện Thoại Chuyên Nghiệp

Đến năm 1959, ông theo học tại trường Quốc gia m nhạc Sài Gòn. Sau đó về dạy Việt văn và âm nhạc tại các trường ở Đà Nẵng. Phạm Thế Mỹ từng bị bắt giam vào những năm 1965-1966 do đấu tranh cho phong trào phật giáo. Đây cũng là khoảng thời gian bài hát “Bông hồng cài áo” ra đời, mà về sau trở thành bài cả bất hút của mọi thời đại. Về sau lần lượt các ca khúc “Hoa nở vẫn trên đường quê hương, “Những người không chết”, “Người về thành phố” được sáng tác và tiến gần hơn với khán giả.

Ông từng công tác tại Viện Đại học Vạn Hạnh với vai trò trưởng văn phòng Văn – Mỹ – Nghệ.

Sau 1975, nhạc sĩ về làm việc tại Phòng Văn hoá – Thông tin Quận 4. Tại đây, ông sáng tác ra những bài nhạc đỏ “Lêna Belicova” hay “Nhớ ơn Bác, nhớ ơn Đảng”,… Tuy vậy, cuộc sống của Thế Mỹ cũng không phải quá giàu có. Ông được Nhà nước cấp cho một ngôi nhà nhỏ ở Tân Thuận, nhưng do bất tiện trong đi lại và ca hát nên hai vợ chồng nhạc sĩ quyết định trao trả lại. Vậy nên, lãnh đạo Nhà Văn hoá Quận 4 cho vợ chồng ông bà trú tạm tại một căn phòng nhỏ tạm vợ trong Nhà Văn hoá. Nhưng chỉ ở được một thời gian ngắn liền trả lại. Những ngày tháng đó, cả hai làm chỉ đủ ăn cơm hà tiện, hôm mắm hôm tương, chứ không dư dả có của ăn của để như mọi người đồn thổi.

Thời gian ở tại Nhà Văn hoá Quận 4, ông làm việc nhiều gấp 3 4 lần người bình thường. Có những hôm nhạc sĩ thắp đèn dầu trong đêm để viết nhạc, liên tục cho ra tác phẩm mới. Chính vì không sinh hoạt điều độ, một thời gian sau sức khỏe nhạc sĩ bắt đầu giảm sút. Bệnh chưa kịp thuyên giảm, ông lại lao đầu vào làm việc, khiến cho mọi chuyện ngày càng trở nặng. Có thời kỳ, Thế Mỹ tai biến nặng, không đi lại được, cuộc sống chật vật khổ sở hơn nhiều. Nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ “trút hơi thở cuối cùng” vào 3 giờ sáng ngày 16 tháng 1 năm 2009, hưởng thọ 79 tuổi.

Đời tư của Phạm Thế Mỹ

Khi còn trẻ, ông từng kết hôn nhưng cả hai đã đường ai nấy đi do không hạnh phúc. Đến ngoài 40, ông sa vào lưới tình của cô học sinh Diệu Lý cũng chính là người vợ sau này của ông. Được biết lúc ông gặp Diệu Lý là vào thời điểm còn công tác tại Viện Đại học Vạn Hạnh. Ngay từ lần đầu cất tiếng hát, bà hoàn toàn đã chinh phục được Thế Mỹ. Về sau, cả hai bắt đầu làm việc cùng nhau nhiều hơn, tìm được sự đồng điệu với nhau, dần tiến xa hơn trên lĩnh vực tình cảm. Nhưng vì khoảng cách tuổi tác lớn nên nhạc sĩ Thế Mỹ “e ấp” không dám tỏ tình. Biết được điều đó, Diệu Lý chọn bài hát tốt nghiệp để tốt tình với ông, cả hai yêu nhau say đắm từ đây. Trong khoảng thời gian quen nhau, Thế Mỹ chỉ mặc lại đồ cũ, có những chiếc áo sơ mi đã sờn cũ nhưng ông không mua áo mới mà khâu lại mặc tiếp cho tiết kiệm. Vậy mà đối với vợ, ông chẳng chút ngần ngại may một tấm áo lụa bằng vải lụa đắt đỏ nhất lúc bấy giờ. Để thấy được tình yêu bao la của cố nhạc sĩ dành cho Diệu Lý.

Xem Thêm : Túi Đựng Mỹ Phẩm: Công Cụ “Ôm Ấp, Vỗ Về” Mỹ Phẩm

Phạm Thế Mỹ là ai

Những người con sau này của Thế Mỹ không nối nghiệp cha, nhưng tất cả đều biết chơi piano. Cả hai vợ chồng cố nhạc sĩ cũng không ép buộc con phải viết nhạc ngay trong một sớm một chiều, mà muốn để các con được tự mình trải nghiệm.

Một số tác phẩm của Phạm Thế Mỹ

  • Bông hồng cài áo
  • Cho cây rừng còn xanh lá
  • Người yêu và con chim sâu nhỏ
  • Rạng đông trên quê hương Việt Nam
  • Nước sông nào chẳng mát chẳng ngọt
  • Hoa vẫn nở trên đường quê hương
  • Đàn chim trắng
  • Hỡi hồn mẹ Việt Nam
  • Những dòng sông anh em
  • Hàn giang dậy sóng
  • Những ngày xưa thân ái
  • Người về thành phố
  • Tiếng chim vườn cũ
  • Thắm đượm duyên quê
  • Màu áo hoa sĩ
  • Chuyến tàu về quê ngoại
  • Chiều đến thăm anh
  • Đường về hai thôn

Ông còn viết nhạc, vũ kịch như Kim Trọng Thuý Kiều, Hoa bướm và thiếu nữ, Miếu âm hồn,…

Với tài năng và sự cống hiến hết mình, cố nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ trở thành tấm gương sáng cho các thế hệ nhạc sĩ sau này. Mỗi tác phẩm ông để lại cho đời đều góp phần làm giàu đẹp thêm nền âm nhạc Việt Nam.

Lorem ipsum dolor sit amet, consectetur adipisicing elit… Ut enim ad minim veniam, quis nostrud exercitation ullamco laboris…8xbet Sunt in culpa qui officia deserunt mollit anim id est laborum consectetur adipiscing elit, sed do eiusmod tempor incididunt ut labore et dolore magna aliqua. Ut enim ad minim veniam, quis nostrud exercitation ullamco.

Nguồn: https://cosmeticsgold.vn
Danh mục: Tin Hot

Related Articles

Back to top button